spot_img
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023
Trang chủBlogLàm gì để xóa bỏ vết rạn da khi mang thai nhanh...

Làm gì để xóa bỏ vết rạn da khi mang thai nhanh nhất

-

 

Khi mang thai, vết rạn da khi mang thai cũng là một trong những hiện tượng khá phổ biến ở mẹ bầu, không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp làn da, mà còn gây nên “sự mặc cảm” cho không ít bà mẹ trẻ. 

Tổng quan về vết rạn da khi mang thai

Tổng quan về vết rạn da khi mang thai

Nguyên nhân gây rạn da: khi mang thai, là do các mô đàn hồi của da kém, trọng lượng của thai phụ tăng nhanh, kích thước vòng bụng ngày càng to ra khiến da căng, gây đứt gãy mô liên kết dưới lớp trung bì của da tạo thành các nên các vết rạn.

Người phụ nữ nào cũng có thể bị rạn da khi mang thai, tuy nhiên đối với các mẹ mang thai lớn tuổi, thì khả năng bị rạn da cao, nhất là những người sinh con sau 35 tuổi. Mang thai ở tuổi quá trẻ cũng có thể khiến các bà mẹ trẻ bị rạn da. Ngoài ra, với thai phụ đa thai (2 – 3 con) thì khả năng bị dễ bị rạn da nhiều hơn do bụng to hơn, da phải giãn nhiều hơn để có đủ “chỗ trú” cho các bé.

Hình dạng các vết rạn da: Trong thai kỳ, do lớp mô dưới da bị phá vỡ làm lộ các mạch máu bên dưới da, hình thành vết rạn có màu đỏ tím, hồng hoặc nâu đỏ. Khi mới hình thành, những vết rạn da thường kéo dài khoảng 5-10mm với kích cỡ khách nhau. Tuy các vết rạn không gây cảm giác đau, nhưng do da bị kéo căng nên có thể gây sẩn ngứa trong quá trình mang thai.

Màu sắc vết rạn: Thông thường khi mang thai những vết rạn da ở phụ nữ có màu sáng hơn vùng da xung quanh, nên rất dễ dàng nhận biết. Các mẹ có làn da trắng, vết rạn da thường là hồng nhạt, ngược lại nếu da tối màu, ngăm đen, vết rạn sẽ có màu sáng hơn vùng da xung quanh.

Sau thời gian “ở cử” mạch máu co lại, những vết rạn sẽ chuyển dần sang màu trắng hoặc bạc tùy theo màu da của mẹ, thậm chí có thể mờ dần theo thời gian. Các mẹ mang thai lần đầu (con so) các vết rạn có màu hồng, đỏ hoặc đôi khi là màu hồng tía, sau đó chuyển dần sang trắng sau khi sinh. Với mẹ bầu sinh con lần thứ hai (con rạ), vết rạn thường nhạt màu, có thể tiệp với màu da.

Xem thêm:

Vết rạn da khi mang thai hình thành từ tháng thứ mấy?

Những vết rạn da thường bắt đầu xuất hiện ở những tháng cuối của thai kỳ, lúc bụng căng đến kích lớn đủ tạo ra lực kéo căng khiến cho da bị rạn nứt.

Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, các vết rạn cũng có thể bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ.

Vết rạn da khi mang thai hình thành từ tháng thứ mấy?

Vết rạn da khi mang thai có gây nguy hiểm không?

Các vết rạn da khi mang thai là tình trạng phổ biến, cụ thể có hơn 90% những người từng mang thai đều xuất hiện những vết rạn da này.

Thông thường những đường rạn da không gây nguy hiểm đến tình mạng hay mối nguy hại nào về sức khỏe.

Chỉ khi những vết rạn này gây đau quá mức hoặc viêm thì bạn mới cần sự hỗ trợ của bác sĩ, trường hợp này là hiếm khi.

Xem thêmRẠN DA SAU SINH – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Hướng dẫn cách điều trị vết rạn da khi mang thai

Khi mang thai, ngoài việc đối mặt với vóc dáng tăng cân nhanh hơn so với bình thường thì những vết rạn da, “tàn dư” xuất hiện khi mang thai cũng chính là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ. Các khuyến cáo để giảm hoặc loại bỏ vết rạn da:

–  Tham khảo ý kiến các bác sĩ sản phụ khoa hoặc bác sĩ da liễu để được chữa trị tốt nhất.

 – Một số phương pháp điều trị có thể được cung cấp khi mang thai:

Xông hơi: Xông hơi thường xuyên cũng sẽ giúp cho lỗ chân lông thông thoáng, loại bỏ những bụi bẩn trong da, giúp da săn chắc và giúp làm mờ vết rạn da. Mỗi lần bạn nên xông khoảng 10 – 15 phút. 

Khắc phục rạn da khi mang thai bằng thoa kem vitamin E đều đặn kết hợp uống vitamin E dạng viên. 

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E: Ăn nhiều loại thức ăn giàu vitamin C, E, kẽm sẽ giúp cho làn da của bạn mau tái tạo và phục hồi nhanh chóng. 

Giữ tinh thần vui tươi, yêu đời: Phụ nữ trong xã hội còn được gọi là phái đẹp. Vì vậy, ở bất cứ thời điểm nào, kể cả trong quá trình mang thai, chúng ta cũng phải đẹp, khi xuất hiện trước mọi người. Mặc đẹp, phong thái nhẹ nhàng, tự tin, là yếu tố cần thiết giúp các mẹ có một thai kỳ tốt đẹp.

Hướng dẫn cách điều trị vết rạn da khi mang thai

Vì sự an toàn của thai nhi, bạn không thể sử dụng các biện pháp mạnh hay sản phẩm chứa hóa chất để điều trị vết rạn da khi mang thai. Thay vào đó là những cách trị rạn da tự nhiên với hiệu quả cao, nhưng rất an toàn. Hy vọng với những bài chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được cách chữa rạn da phù hợp với mình khi đang mang thai

Trần Văn Ngọc
Tôi là admin Blog Đời sống ba miền, với sở thích viết lách phục vụ đồng bào, tôi sẽ tổng hợp những kiến thức bổ ích về đời sống gia đình Việt Nam cho các bạn.

Bài viết liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối

12,045Thành viênThích
8,522Người theo dõiTheo dõi
4,123Người theo dõiTheo dõi
5,824Người theo dõiĐăng Ký

Bài mới