Bản đồ quy hoạch đường vành đai 1 Hà Nội được thành lập triển khai thực hiện dựa theo Quyết định 2113/2017 của Thủ tướng chính phủ. Dự án đường vánh đai 1 đi theo chỉ giới Kim Liên – Ô Chợ Dừa – Cầu Giấy. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn những thông tin xoay quanh bản đồ quy hoạch đường vành đai 1 Hà Nội tại bài viết này.
Bản đồ quy hoạch đường vành đai 1 Hà Nội được triển khai như thế nào?
Theo Quyết định 2113/2017 của Thủ tướng chính phủ, dự án xây dựng đường vành đai 1 Hà Nội có thể hiểu là tuyến đường được xây dựng theo một đường thẳng, song song với tuyến Đê La Thành. Người dân Hà Nội đánh giá đây là tuyến đường “đắt nhất hành tinh” khi mà vành đai 1 là tuyến giao thông đường bộ có hình vòng tròn, chạy qua địa bàn các quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa.
Khu vực của Hà Nội, phía trong vành đai 1 được xác định là khu vực bảo tồn và hạn chế phát triển. Từ năm 2016 đến nay, việc mở rộng các đoạn vành đai 1 từ đường Nguyễn Khoái đến Hoàng Cầu đã được hoàn thành.
Xem thêm: Dự án khu đô thị Đại Kim Định Công mở rộng – Vành đai 2.5
Tháng 12 năm 2017, thủ tướng đã tiến hành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu đi Voi Phục với chiều dài 2,27km ở giai đoạn 1. Theo dự tính, dự án sẽ có mức đầu tư vần 8 nghìn tỷ đồng, trong đó tiền xây lắp gần 800 tỷ và tổng tiền giải phòng mặt bằng là hơn 6000 tỷ. Dự án này được thực hiện với thời gian từ năm 2017 tới năm 2020 dự kiến hoàn thành. Theo ước tính, mỗi mét đường cần phải đầu tư hơn 3,4 tỷ đồng, vì thế tuyến đường này được ví von là “đắt nhất hành tinh”.
Để thực hiện thành công dự án, nhìn vào bản đồ quy hoạch đường vành đai 1 Hà Nội, có không ít các hộ dân đang nằm trong diện giải phóng mặt bằng, với tổng số gần 2,350 hộ.
Xem thêm: Đường vành đai 2.5: Thông tin, tiến độ, quy hoạch
Thông tin chi tiết về bản đồ quy hoạch đường vành đai 1 Hà Nội
Dựa vào bản đồ quy hoạch đường vành đai 1 Hà Nội, tính theo chiều kim đồng hồ, đường vành đai 1 chạy từ cầu Nhật Tân, dọc theo sông Hồng xuống phía Nam và đi qua gần hết các tuyến đường huyết mạch của thành phố như: cầu Nhật Tân, Nghi Tàm, Trần Quang Khải, đường Nguyễn Khoái, đường Trần Khát Chân, đường Đại Cồ Việt, đường Xã Đàn, đường Hoàng Cầu, đường Bưởi, đường Lạc Long Quân, cầu Nhật Tân khép kín.
Theo như bản đồ quy hoạc thì nối giữa đường Nghi Tàm và Trần Quang Khải là cầu vượt bằng thép và nối giữa Trần Khát Chân với Đại Cồ Việt là cầu vượt bằng thép còn hầm chui Kim Liên, nối giữa Đại Cồ Việt với Xã Đàn.
Theo tiến độ thì năm 2016, tuyến đường đã được mở rộng quy hoạch từ đường cầu Nhật Tân đến Hoàng Cầu và đường Cầu Giấy, Bưởi, Lạc Long Quân cũng đã hoàn thành.
Ở thời điểm hiện tại, đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục do gặp nhiều ý kiến từ người dân nên vẫn đang chờ lấy ý kiến. Theo dự kiến, nếu triển khai thực hiện và thi công xong ở đoạn này, có thể coi là xong và khép kín đường vành đai 1.
Mặc dù đường vành đai 1 là tuyến đường trọng điểm, đi qua nhiều tuyến đường huyết mạch của thành phố, tuy nhiên trong quá trình thi công cũng gặp không ít những khó khăn khi thực hiện giải phóng mặt bằng. Tuyến đường cũng gặp không ít những tranh chấp, khiếu nại từ nhân dân khi đi vào xây dựng.
Tuy nhiên, đường vành đai 1 cũng là tuyến giao thông vành đai đầu tiên của Hà Nội và có kết nối nhiều với các quận trọng điểm nên được đánh giá rất cao trong quá trình thực hiện xây dựng.
Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi đã chia sẻ, giúp bạn có thêm thông tin về bản đồ quy hoạch cũng như thông tin về đường vành đai 1.
3 lý do bạn nên lựa chọn sinh sống tại khu đô thị Đại Kim | Chia sẻ tin tức
đời sống, gia đình Việt