Nuôi gà là ngành nghề khá phổ biến tại nước ta. Ngoài nuôi với mục đích kinh doanh, gà còn được nuôi để phục nhụ sử dụng trong nhiều gia đình. Đa số, các gia đình đều nuôi gà mái đẻ trứng và nuôi từ gà con. Để làm được điều này, việc chuẩn bị chuồng và ổ đẻ rất quan trọng, mời các bạn cùng tìm hiểu thiết kế ổ gà đẻ trong bài viết này nhé.
Đặc tính của gà đẻ
Để làm ổ cho phù hợp, các bạn cần nắm rõ đặc tính của gà đẻ một cách rõ nhất. Gà thường có tập tính thường đẻ vào ban ngày, nhất là buổi sáng, đẻ ở những nơi cao ráo. Do đó, nếu không làm ổ chắc chắn trứng dễ bị rơi vỡ, nếu tình trạng này diễn ra dài còn khiến cho gà không đẻ nữa. Do đó, dù là nuôi công nghiệp hay tại gia đình thì các bạn cũng cần chuẩn bị ổ gà đẻ thật kỹ lưỡng.
- >>> Xem thêm; Cách chế biến thức ăn cho gà bằng máy ép cám viên khô
Cách thiết kế ổ gà đẻ đúng chuẩn
- Để làm ổ gà đẻ, các bạn có thể tận dụng các vật dụng như loại rổ, chậu hặc làm ổ bằng rơm để lót.
- Kích thước ổ gà đẻ thường có đường kính từ 20 – 25cm, độ sâu khoảng 25cm. Như vậy gà sẽ nhảy vào ổ và nằm trong ổ gọn gàng và quá trình đẻ được an toàn, không quá chật gây khó chịu cũng không quá rộng.
- Bên trong ổ đẻ cần được lót bằng rơm, lá, vải giẻ hoặc bao bì, tạo sự êm ái và ấm áp cho gà dễ đẻ.
- Đối với các chuồng gà cao thì có thể đặt ổ đẻ ở phía trên cùng, cao nhất. Nếu không thì nên để đặt ổ ở vị trí cách mặt đất khaonrg 0,8 – 1m, như vậy sẽ cho gà cảm giác cao ráo, an toàn để đẻ.
- Thiết kế đường đi lên và xuống cho gà dễ dàng đi lên ổ đẻ, ổ để không nên đặt ở khu vực gà sinh sống, nên để nơi yên tĩnh, ít bị ảnh hưởng bởi môi trường, âm thanh xung quanh.
- Khi gà đẻ xong các bạn cần lấy trứng ra riêng ngay, tránh để tình trạng gà ấp trứng không đúng chu kỳ.
- Ngoài ra, một điều cần tránh đó là để các ổ gà đẻ sát bên nhau sẽ khiến gà cạnh tranh, dễ vào nhầm ổ gây ẩu đả, ảnh hưởng xấu đến cả gà lẫn ổ. Khoảng cách thích hợp nhất giữa các ổ là 10 – 15 cm để gà di chuyển dễ dàng, có không gian riêng thích hợp.
Đối với chất liệu, các bạn nên dùng các loại rổ nhựa, chậu nhựa, đây là nguyên liệu rẻ tiền, không bị ẩm mốc, dễ dàng vệ sinh khi cần thiết.
Ngoài ra, ngoài thiết kế ổ, các bạn cũng cần chú trọng đến thức ăn cho gà, để gà được cung cấp đủ dưỡng chất để đẻ trứng tốt hơn. Giai đoạn này nên chú ý cung cấp loại cám phù hợp, cám gạo, cơm và thóc cho gà. Ngoài cách cho gà ăn trực tiếp, bạn có thể phối trộn và chế biến thành cám viên bằng máy ép cám viên khô để cung cấp đủ dinh dưỡng cho gà và dữ trự được lâu, không cần chế biến nhiều lần.