Dê là thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng và thơm ngon, do đó các món ăn từ thịt dê rất được ưa chuộng. Các quán lẩu dê, dê nướng,… vẫn ngày ngày thu hút thực khách đến thưởng thức. Chính vì vậy, nhu cầu về thịt dê ngày càng gia tăng, nuôi dê trở thành con đường phát triển kinh tế cho các hộ chăn nuôi hiện nay. Thế nhưng để thành công, bà con cần nắm rõ cách nuôi dê nhốt chuồng cho hiệu quả cao nhất, mời bà con cùng tìm hiểu trong bài viết này.
- Lựa chọn dê giống
Có 2 giống dê được nôi phổ biến hiện nay, đó là giống dê Boer và dê Bách Thảo. Bà con có thể căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của từng giống để chọn loại phù hợp.
Giống dê Boer:
Dê Boer hay còn được gọi là dê Nam Phi là một loại dê xuất xứ từ Nam Phi. Loại dê này có đặc điểm nổi bật là lớn rất nhanh và cung cấp sản lượng nhiều hơn các loại dê thông thường và thịt chứa nhiều chất béo. Một con dê trưởng thành có trọng lượng khoảng 100kg và có thể cung cấp hơn 40kg thịt dê.
Dê Boer tăng trưởng nhanh, dễ chăm sóc, mắn để và có khả năng tự nuôi con tốt. Vào khoảng từ 5 – 7 tháng tuổi thì bắt đầu động đực. Tuy nhiên, bà con cần đợi đến tháng thứ 15 thì mới có thể phối giống, vào độ tuổi này dê có trọng lượng từ 30-40kg. Thời gian động đực thường sẽ kéo dài khoảng 18-21 ngày.
Dê mang thai từ 145 – 155 ngày, lần sinh đầu tiên thường sinh 1 con, những lần tiếp theo có thể khoảng 2 – 3 con tùy theo. Trung bình trong 1 đàn, 1 con dê đực có thể quản lý và phối giống 25 – 30 con dê cái.
Giống dê Bách Thảo
Dê Bách Thảo được cho là có nguồn gốc từ tỉnh Ninh Thuận. Là loài dê thuần Việt, có khả năng cung cấp cả thịt và sữa.
Dê Bách Thảo có kích thước lớn hơn so với dê cỏ. Một con đực trưởng thành nặng khoảng 75 – 80kg, chiều cao khoảng 85 – 90cm. Con cái nhỏ hơn, có trọng lượng 40 – 45kg, cao khoảng 65 – 70cm.
Cách chọn giống dê chất lượng
Chọn giống là khâu quan trọng để có được đàn dê cho năng suất cao. Để chọn được giống dê chất lượng thì bà con chú ý như sau:
Đối với dê đực cần chọn những con có vóc dáng cân đối, khỏe mạnh, dê phải đứng vững, 4 chna chắc chắn. nhnah nhẹn và cơ quan sinh hoàn phát triển tốt.
Đối với dê cái cần chọn con có bầu vú nở rồi. Nên ưu tiên chọn những con mà quanh khu vực bầu vú có nhiều mạch máu nổi nhìn thấy rõ được.
- Làm chuồng nuôi dê.
- Hướng chuồng: chuồng nên xoay hướng Nam hoặc Đông Nam, không nên làm chuồng theo hướng Đông Bắc vì de sẽ dễ bị bệnh
- Khoảng cách chuồng với sàn: 0,7 – 1m.
- Chất liệu làm chuồng: Bà con có thể sử dụng gỗ, tre nứa để làm chuồng, cần gia cố chắc chắn, đảm bảo an toàn cho đàn dê.
- Khi làm chuồng, cần thiết kế những khe hở nhỏ vừa đủ để lọt phân, chất thái xuống để nên luôn thoáng, sạch sẽ.
- Phân bổ dê vào chuồng theo diện tích phù hợp như sau: dê con khoảng 0,5m2/con, đối với dê trưởng thành khoảng 3m2.con. Trang bị đầy đủ dụng cụ ăn uống trong chuồng, tránh gây rơi rớt thức ăn xuống nền gây ẩm mốc, có hại cho dê. Chuồng cần được vệ sinh sạch sẽ và khô ráo.
- Thức ăn cho dê
Các nhóm thức ăn cho dê ba gồm 3 loại chính, đó là thức ăn thô, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung.
- Thức ăn thô: bao gồm các loại khô như cỏ khô, rơm lúa, và các loại tươi xanh như thân cây chuối, cỏ… và một số loại củ, quả khác.
Nhóm thức ăn thô đóng vai trò cung cấp năng lượng cho dê, đảm bảo cho dạ cỏ hoạt động bình thường.
- Thức ăn tinh là các loại cung cấp đạm như: đậu tương, khô dầu đậu tương, bột cá, bột máu,…
Bên cạnh đó,một số thức ăn tinh cũng giúp cung cấp năng lượng như các hạt ngũ cốc, các loại củ phơi khô,…
- Thức ăn bổ sung:
Các nhóm thức ăn bổ sung khoáng: bột xương, bột cacbonat canxi, bột sò và thức ăn bổ sung đạm như urê.
Để dê phát triển tốt, bà con cần chế biến thức ăn một cách hợp lý. Đối với các loại thức ăn tươi như cây chuối cần vệ sinh, loại bỏ phần hư hỏng và băm bằng máy băm chuối cây để dê dễ tiêu hóa và không bỏ phí thức ăn.
Ngoài thức ăn thì nước cũng là vấn đề quan trọng, tùy vào giai đoạn mà nhu cầu về nước cũng khác nhau, dê con từ khi sinh đến 2 tháng cần khoảng 0,5 lít/ngày, đến khi trưởng thành có thể cần lượng nước nhiều hơn, 5 lit/ngày.
Trên đây là những kiến thức căn bản để nuôi dê nhốt chuồng, đối với việc nuôi dê con, chăm sóc dê sinh sản lại cần có nhiều kỹ thuật chi tiết hơn. Hi vọng qua bài viết này bà con đã có thể định hình được những gì cần thiết để nuôi dê nhốt chuồng. Chúc bà con thành công với loại vật nuôi này.