spot_img
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023
Trang chủTin tứcThời gian mang thai của dê bao lâu, bí quyết nuôi dê...

Thời gian mang thai của dê bao lâu, bí quyết nuôi dê sinh sản lãi lớn

-

Thời gian mang thai của dê là bao lâu? Giải đáp chi tiết nhất đến bà con chăn nuôi

Nuôi dê là hình thức chăn nuôi không còn mới lạ đối với người dân Việt Nam. Thế nhưng để có hiệu quả chăn nuôi tốt, cần có sự đầu tư và tìm hiều đúng đắn. Nhiều người vẫn băn khoăn về thời gian mang thai của dê và cách chăm sóc dê cái sinh sản. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này để có thêm kiến thức trước khi bắt tay vào chăn nuôi nhé.

1. Phối giống cho dê

Trong những mô hình chăn nuôi dê ở nước ta, trang trại dê của anh nông dân Đinh Văn Quỳnh, ngụ tại xã Kỳ Phú, Nho Quan, Ninh Bình là một trong những địa điểm thành công được nhiều người ngưỡng mộ. Sau đây là một số chia sẻ của anh Quỳnh về kinh nghiệm nuôi dê sinh sản như sau:

-Trong khoảng thời gian từ 18 – 25 ngày sau khi dê cái phối giống, cần theo dõi để phát hiện kịp thời dê động đực. Nếu dê cái không động đực trở lại, thì có khả năng là đã đậu  thai.

– Trong quá trình phối giống, cần ghi chép đầy đủ ngày phối giống để dự báo ngày dê đẻ, để chuẩn bị kịp thời,

Thời gian mang thai của dê dao động trong khoảng từ 145 – 157 ngày, trung bình là khoảng 150 ngày dê sẽ đẻ.

Cần chuẩn bị thức ăn, nước uống đầy đủ cho dê phát triển tốt, và có nhiều sữa sau khi sinh.

>>> Xem thêm: Chuẩn bị thức ăn cho dê đơn giản với máy thái cỏ đa năng

2. Chăm sóc dê đẻ

Bà con cũng chú ý, không nuôi nhốt chung dê đang có chửa với dê đực giống, dễ ảnh hưởng đến thai dê. Không chăn thả dê chửa quá xa, không cho dê làm những công việc nặng nhọc, quá sức. Tránh đuổi dê chạy nhanh, đánh đập, đặc biệt là thời gian cuối thai kỳ.

Trong quá trình mang thai lần đầu, cần chăm sóc dê kỹ lưỡng. Hằng ngày xoa bóp nhẹ bầu vú để kích thích tuyến sữa phát triển, cũng như giúp cho dê quen với việc vắt sữa sau này.

Trước khi dê đẻ khoảng từ 7 – 10 ngày, cần tách và nhốt riêng từng con vào chuồng riêng. Chuồng cần đảm báo yên tĩnh và ấm áp, được vệ sinh và tiêu độc, khử trùng. Đối với những con dê có năng suất sữa cao, cần giảm lượng thức ăn để tránh tình trạng viêm vú và sốt sữa.

Chuẩn bị chuồng cho dê đẻ: chuẩn bị cũi, lót ổ nằm cho dê con. Chuẩn bị cồn iốt, kéo, chỉ khâu, giẻ lau và cần có người trực khi dê đẻ. Khi dê cái bắt đầu có biểu hiện khó chịu, đái dắt, bụng sa, bầu vú căng và âm hộ sưng đỏ, dịch chảy nhiều là dê sắp đẻ.

Thông thường dê sẽ đẻ trong vòng 1 – 4 tiếng, tùy vào số lượng và vị trí của thai. Nếu dê đẻ khó, bà con nên dùng tay để đẩy thai theo chiều thuận, sau đó dùng sức kéo dê con ra ngoài. Trước khi thực hiện cần khử trùng để tránh gây bệnh cho dê.

Trên đây là một số kinh nghiệm được chia sẻ từ những người đã thành công trước đó, bà con có thể học hỏi để vận dụng cho đàn dê nhà mình. Chúc bà con chăn nuôi thành công.

Trần Văn Ngọc
Tôi là admin Blog Đời sống ba miền, với sở thích viết lách phục vụ đồng bào, tôi sẽ tổng hợp những kiến thức bổ ích về đời sống gia đình Việt Nam cho các bạn.

Bài viết liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối

12,045Thành viênThích
8,522Người theo dõiTheo dõi
4,123Người theo dõiTheo dõi
5,824Người theo dõiĐăng Ký

Bài mới